Trước áp lực công việc, nhiều người không “thoát” được công việc khi đã về nhà. Điều này có thể gây stress hệ thần kinh, từ đó ảnh hưởng đến hệ thống đường tiêu hóa, gây rối loạn hệ tiêu hóa với những biểu hiện nêu trên.
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, khi trải qua căng thẳng thần kinh, cơ thể sẽ sản xuất các chất gây stress như cortisol, adrenaline và noradrenaline. Các chất này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa bằng cách làm tăng lượng axit trong dạ dày, giảm lượng máu và chất dinh dưỡng đến các mô trong niêm mạc dạ dày và tá tràng. Gây ra sự mất cân bằng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và chảy máu tiêu hóa.Các chất này cũng có thể làm tăng sản xuất histamine trong cơ thể. Histamine là chất dẫn đến sự phản ứng viêm và làm tăng lượng axit trong dạ dày. Sự tăng sản xuất histamine có thể gây ra viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, căng thẳng cũng ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn do thay đổi môi trường pH của đường tiêu hóa, dẫn đến sự tăng trưởng không cân bằng của vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi.
“Việc duy trì một lối sống lành mạnh với chê độ ăn uống đúng cách, tập thể dục thường xuyên và giảm stress sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe toàn diện và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa và các bệnh lý khác”, bác sĩ Tuấn khuyến cáo. Số lượng nhân viên văn phòng có triệu chứng này ngày càng gia tăng, tỉ lệ thuận cùng lối sống hiện đại áp lực, công việc căng thẳng như hiện nay.Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện 108, người thường xuyên ngồi văn phòng làm việc có nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, hội chứng ruột kích thích… Đặc biệt, đối với những người thường xuyên gặp stress tình trạng này còn nặng nề hơn.
“Việc ngồi lâu, thiếu vận động sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày ngày một yếu đi. Đồng thời dịch tiêu hóa cũng giảm dần dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Điển hình như chứng đầy bụng, khó tiêu, hội chứng ruột kích thích, điều này khiến nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể hạn chế, sức khỏe ngày càng bị ảnh hưởng. Ngoài ảnh hưởng đến tiêu hóa, việc ngồi lâu trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến hệ tim mạch, thoái hóa xương khớp, mắt”, bác sĩ Tuấn cho hay.
Ngồi làm việc một chỗ trong thời gian dài, cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, hay bị căng thẳng, dân văn phòng có nguy cơ dễ mắc bệnh tiêu hóa hơn.Để phòng tránh các bệnh về tiêu hóa khi làm việc văn phòng, bác sĩ Tuấn khuyến cáo mỗi người nên tìm cách vận động thường xuyên để giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa. Có thể đi bộ trong giờ nghỉ trưa, tập thể dục, yoga hoặc các hoạt động khác để tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, cần ăn uống đúng cách và khoa học. Nên tránh ăn quá no hoặc quá đói, uống đủ nước trong ngày và tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất xơ và vitamin.
Bảo Ngọc SG