Theo đại diện VSGROUP là “ Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư VS ” , VSGROUP trân trọng và chân thành cảm ơn sự hợp tác, đồng hành của QUÝ NHÀ ĐẦU TƯ với Tập đoàn Đầu tư VS chúng tôi trong suốt thời gian vừa qua. Sự gắn bó, đồng hành của quý vị chính là động lực để công ty chúng tôi vượt qua khó khăn, nỗ lực tái cấu trúc mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm để thực hiện mọi nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nhà đầu tư như đã cam kết.
Trụ sở VSGROUP tại số 254 Trường Chinh , Tân Hưng Thuận , Quận 12 , TP.HCM
Trong thời gian qua kể từ tháng 09/2022 công ty VS có nhiều buổi làm việc với nhiều nhà đầu tư để thương lượng về quá trình chi trả tiền đầu tư tại công ty VS. Trên tinh thần công ty VS luôn thiện chí cầu thị tìm hướng giải quyết , không trốn tránh trách nhiệm để hài hòa lợi ích của hai bên .Trước đó ngày 03/04/2023 công ty có Công văn 029/TB-VS gởi cho một số ít các nhà đầu tư thông báo phương án chi trả nghĩa vụ thanh toán mà Công ty VS còn nợ nghĩa vụ tài chính. Trong công văn 029/ TB-VS có nêu, nếu tình hình tài chính công ty tiến triển khả quan sớm hơn thì công ty VS sẽ chi trả một phần lợi nhuận để các nhà đầu tư có dòng tiền trang trãi cuộc sống trong khoản thời gian khó khăn này . Bằng tất cả nổ lực ,bằng tất cả sự cố gắng , bằng tất cả sự trách nhiệm ,bằng tất cả sự thiện chí , mặc dù kinh tế vẫn còn khó khó khăn chồng chất , dòng tiền vận hành doanh nghiệp còn eo hẹp nhưng biết được sự lo lắng , sự khó khăn của quý nhà đầu tư nên Ban Lãnh Đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư VS quyết định thắt chặt chi phí vận hành hơn nữa để chia sẻ cùng quý nhà đầu tư vượt qua giai đoạn khó khăn khăn này .
Ban lãnh đạo VSGROUP đã tổ chức nhiều cuộc họp để tháo gỡ khó khăn trong năm 2022 và 2023
Đây là toàn văn nội dung thông báo của VSGROUP thời gian chi trả lợi nhuận gởi đến nhà đầu tư trên tình thần cầu thị , nỗ lực , trách nhiệm của Ban lãnh đạo công ty để cùng san sẽ khó khăn cùng với quý nhà đầu tư trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế này . VSGROUP kính mong các nhà đầu tư thông cảm và cho công ty cơ hội tập trung kinh doanh vượt qua khó khăn. Để bảo đảm lợi ích của quý nhà đầu tư , hình ảnh uy tính doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, VSGROUP nghiêm túc kính đề nghị các nhà đầu tư không thực hiện thêm các hình vi bôi nhọ trên mạng xã hội và cung cấp thông tin một chiều chưa khách quan cho cơ quan báo chí nhằm vào thương hiệu và lãnh đạo công ty lúc này . Những nhà đầu tư nào đang tiến hành hoạt động kiếu kiện , VSGROUP kính mong các nhà đầu tư xem xét thu hồi và hủy bỏ ngay các đơn từ có nội dung hiểu lầm , chưa chính xác vào Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư VS. Một lần nữa VSGROUP khẳng định công ty không lừa đảo , các vấn đề chậm thanh toán là do khủng hoảng kinh tế kèm theo sự đóng băng của thị trường bất động sản làm cho thanh khoản tiền mặt tạm thời khó khăn đối với tất cả doanh nghiệp nói chung và Tập đoàn Đầu tư VS chúng tôi nói riêng . VSGROUP mỗi khi ban hành luôn thông báo đầy đủ trên các phương tiện truyền thông đến các nhà đầu tư một cách công khai . Ban lãnh đạo công ty trân trọng gửi cám ơn chân thành , chúc quý nhà đầu tư thật nhiều sức khỏe và kính mong nhận được sự đồng thuận .
Thời gian qua các cơ quan nhà nước và báo chí trong nước liên tục đưa tin về khủng hoảng của nền kinh tế Việt Nam . “ Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương từng phát biểu phát thông qua tiếp xúc cử tri, doanh nghiệp nói đã dùng những đồng dự trữ cuối để trang trải cho 2 năm qua, bây giờ thì không còn gì nữa ” .Về tình hình năm 2023, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng cho rằng, đánh giá về nội tại bên trong của nền kinh tế theo báo cáo của Chính phủ chưa nêu rõ những yếu kém như: Thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, sự yếu kém của ngân hàng chưa được xử lý dứt điểm; khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế trước tác động bên ngoài còn rất hạn chế…
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương
“Kinh tế của chúng ta là kinh tế mở nhưng nếu bên trong tốt thì giảm thiểu được tác động bên ngoài, nhưng bên trong như thế, doanh nghiệp, người dân bị bào mòn sức lực. Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri thì doanh nghiệp nói rất thẳng thắn và người ta đã dùng những đồng cuối cùng dự trữ của họ để trang trải cho 2 năm qua, bây giờ thì không còn gì nữa”, Phó Chủ tịch Quốc hội lo lắng.
Theo Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, vấn đề khó nhất hiện nay là tâm lý của thị trường, đầu tư của xã hội và sự né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ các cấp.Vấn đề khó khăn của doanh nghiệp hiện nay cũng được Bộ trưởng KH-ĐT chỉ ra, đó là dòng tiền do điều hành tín dụng có vấn đề, lúc thả ra nhanh quá, lúc siết lại cũng nhanh quá nên các doanh nghiệp rất khó khăn.
Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng
“Nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ cho biết đang phải bán tài sản gần hết. Những cái gì bán được là bán, bán bằng 50% giá thực và người mua toàn là nước ngoài. Đấy là cái rất đáng lo ngại, rất nguy hiểm và chúng tôi đã cảnh báo rất nhiều lần, nhất là các doanh nghiệp lớn chúng ta cần giữ, hỗ trợ để ổn định cho nền kinh tế”, Bộ trưởng KH-ĐT cảnh báo.
Hàng loạt doanh nghiệp cắt giảm lao động
Đã có hơn 500.000 lao động bị ảnh hưởng việc làm, số thôi việc, mất việc lên tới 279.409 người (chiếm 54,79% lao động bị ảnh hưởng); 195.039 người bị giảm giờ làm, hơn 17.003 người nghỉ không lương. Số lao động tạm hoãn hợp đồng lao động là 8.346 người.
Nhìn thẳng thực tế, tình trạng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường cao hơn nhiều so với số thành lập trong cùng thời điểm cho thấy những khó khăn, thách thức trong sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là rất lớn. Thêm một vấn đề nữa chưa được khơi thông đó là thị trường bất động sản, sự đóng băng của thị trường khiến các ngân hàng gặp khó khăn. Bởi vì các nhà đầu tư bất động sản và cả những người mua bất động sản đều vay vốn, phụ thuộc vào ngân hàng, làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Do đó ngân hàng cần có một quy trình phân tích kỹ lưỡng các lĩnh vực và phải giải cứu bất động sản ở những mặt nào để tạo điều kiện tiêu thụ bất động sản trong khả năng cho phép.
Thủ tướng Pham Minh Chính yêu cầu “ Lợi ích thì hài hòa – khó khăn thì chia sẻ ”
Đã có rất nhiều giải pháp đã được chính phủ được ban hành, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần có những hành động cụ thể, quyết liệt và sớm triển khai các giải pháp đó. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần được thực thi hiệu quả.Trong bối cảnh xuất hiện nhiều khó khăn mới, Chính phủ cần xem xét tiếp tục điều chỉnh hoặc bổ sung thêm giải pháp hỗ trợ đã có như kéo dài chính sách hỗ trợ tài khóa thông qua miễn, giảm, giãn một số loại thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất , hoãn gia hạn nợ… Những giải pháp được thực hiện phải bám sát khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp để bảo đảm đem lại hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên, những giải pháp này cần độ trễ để đi vào thực tế, hơn nữa các giải pháp có lẽ chưa đủ để lấy lại đà phục hồi chung cho nền kinh tế.Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách cần có nhiều giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp trên các lĩnh vực. Các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa tháo gỡ các khó khăn về thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong kết nối với các tổ chức tín dụng để đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, xây dựng các chương trình kích cầu tiêu dùng; mở rộng tìm kiếm thị trường mới…