“Cha đẻ” Của Nghề Tạc Tượng Gốc Tre

Chú Đỏ là nghệ nhân đầu tiên tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ từ gốc tre. Nghề đến với chú chỉ là một sự tình cờ, khi bản thân bị kẹt trong trận đại hồng thủy chỉ với vài gốc tre. Với nghề thợ mộc, chú bắt đầu đục đẽo vào những gốc tre để đỡ buồn, không nghề nó trở thành nghề của mình đến tận bây giờ, tính ra cũng đã được hơn 30 năm.

Chú lựa chọn những ông Phật, Thần trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt là Tam Đa: Phúc – Lộc – Thọ, những vị phật mang ý nghĩa giàu sang, may mắn, trường thọ trong văn hóa phương Đông. Những vị này rất được ưa chuộng đối với người Việt Nam, nên rất dễ tiếp cận với du khách nội địa. Đồng thời, cũng là một nét đặc biệt trong văn hóa Đông phương để giới thiệu cho bạn bè quốc tế. Sau này, chú gọt đẽo thêm nhiều nhân vật khác như Chúa Jesus hay Đức Đạt Lai Lạt Ma.Mỗi bức tượng có giá từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng trở lên tùy theo kích cỡ. Đắt, rẻ tùy vào cảm nhận của từng người, nhưng đối với một món hàng thủ công mỹ nghệ, một sản phẩm có giá trị lâu bền cùng thời gian, lại là độc bản thì giá cả không phải là thước đo của nó. Những bức tượng Phật sống động làm từ một chất liệu đậm chất Việt Nam là thứ tạo nên một đặc sản của Hội An, nhưng để những vị khách ghé mua, ở lại thì chắc chắn đến từ sự hiếu khách của chú Đỏ.

Hiện, cửa hàng quà lưu niệm của anh Đỏ mỗi ngày đón hàng trăm lượt người đến tham quan, mua sắm. Không chỉ tiêu thụ tại phố cổ, anh còn sản xuất theo đơn đặt hàng từ nhiều điểm du lịch lớn khắp cả nước. Nhất là dịp Tết, đơn đặt hàng tới tấp, các gốc tre làm ra không đủ bán, anh Đỏ phải làm việc cật lực thâu đêm, nhưng vẫn “cháy hàng”.

Anh Đỏ trải lòng, nhờ có gốc tre đã giúp gia đình mình đổi đời và nuôi 3 đứa con (2 gái, 1 trai) ăn học thành tài. Những năm gần đây, nhu cầu mua tượng gốc tre ngày càng nhiều nên vợ anh, chị Trần Thị Thu Vân (SN 1973) trước kia chỉ ở nhà nội trợ, nay cũng ra phố phụ chồng buôn bán.Đặc biệt, không chỉ điêu khắc giỏi, anh Đỏ còn là một tay bán hàng nổi tiếng bởi lấy lòng “thượng đế”. Dù chưa tốt nghiệp cấp 3 trường làng, cũng chưa một lần đến trung tâm ngoại ngữ, thế nhưng anh Đỏ lại nói được nhiều thứ tiếng một cách răm rắp.

Theo anh Đỏ, chạm khắc gốc tre khó hơn rất nhiều so với gỗ, ai không đam mê, kiên trì thì khó thành công. Bởi, bề mặt của tre gồ ghề với nhiều mắt, rễ và mỗi gốc một hình dáng khác nhau. Nếu người làm không tinh tường, khéo léo và có óc thẩm mĩ thì sẽ rất khó tận dụng hết đường nét tự nhiên và vẻ đẹp tiềm ẩn của các gốc tre.Nghệ nhân này cho biết thêm, những ngày đầu bén duyên với nghề là giai đoạn khó khăn nhất với anh, vì tạo tác phẩm chưa được thần thái, râu của khuôn mặt lúc đó chưa chạm được cằm, hay một số chi tiết không tinh tế như hiện nay. Để có vật liệu như ý, cứ mỗi khi rảnh thì anh Đỏ lại lặn lội khắp các vùng quê, thấy nơi nào có gốc tre bỏ đi thì xin hoặc mua với giá 15.000 đồng. Sau đó, anh mang về ngâm dưới bùn để cây tre được chắc, tránh bị mối mọt ăn. Nửa năm sau, anh đào lên rồi dùng máy xịt nước rửa sạch, phơi khô và lựa các gốc có thế đẹp để đưa vào chế tác.

Bảo Ngọc SG