Ban Văn hóa Trung Ương Tổ Chức Triển Khai Kế Hoạch Chuẩn Bị Đại Lễ Vesak 2025

Vừa qua (chiều ngày 6/1/2025/) tại TP.HCM, Ban Văn hóa Trung ương đã có buổi làm việc chi tiết với Tiểu ban trang trí triển lãm trên không Vesak và Tiểu ban hội chợ quốc tế Vesak 2025 về kế hoạch chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025. Đại lễ sẽ chào đón đại biểu từ 80 quốc gia cùng hơn 10.000 Phật tử tham dự từ ngày 6 đến ngày 8/5/2025.

Ông Nguyễn Ngọc Quang – Chủ tịch Hiệp hội được bầu làm Phó trưởng Tiểu ban trang trí của Đại lễ Phật giáo Liên hợp quốc Vesak 2025. Đây là năm nay là kỳ thứ 2 Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn được mời tham gia.

Năm 2025 là lần thứ 4 Việt Nam tổ chức sự kiện trọng đại này, sau thành công trong việc tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (thành phố Hà Nội) năm 2008; tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình năm 2014 và tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam năm 2019.

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Thọ Lạc cho biết năm 2024, dù xã hội có nhiều biến động, nhưng với tinh thần “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến,” không chao đảo trước các nghịch duyên, thử thách. Chuyên ngành Văn hóa Phật giáo cả nước đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc các công tác Phật sự chuyên đề theo lĩnh vực phân công, được Trung ương Giáo hội và Tăng Ni, Phật tử ghi nhận đánh giá cao, các tầng lớp xã hội đồng thuận, hợp tác bền vững.

Trong khuôn khổ chương trình, Thượng tọa Thích Phước Nghiêm, thay mặt Trung ương Giáo hội, đã thông qua các quyết định và điều hành lễ trao bằng Tuyên dương công đức để ghi góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của GHPGVN, cũng như bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hoá Phật giáo Việt Nam.

Các hoạt động văn hóa trước Đại lễ Vesak 2025 bao gồm: Sáng tác và thi tuyển các chương trình nghệ thuật như âm nhạc, phim, nhạc kịch, thơ đối, với các buổi biểu diễn tại các địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM; Các chương trình nghệ thuật đặc sắc, biểu diễn vở nhạc kịch về cuộc đời Đức Phật và các sự kiện văn hóa Phật giáo. Các đề án văn hóa Phật giáo Vesak 2025 gồm 7 đề án chính như Triển lãm văn hóa Phật giáo, Hội chợ văn hóa Phật giáo, tổ chức các hoạt động nghệ thuật, giao lưu quốc tế, và quà tặng Vesak. Đồng thời, có 5 tiểu ban phụ trợ giúp hỗ trợ các hoạt động, bao gồm tiểu ban tài chính, phiên dịch, bảo trợ nghệ thuật, hậu cần, và quay phim, chụp ảnh.

Nhằm chuẩn bị chu đáo cho đại lễ, Tiểu ban trang trí triển lãm trên không Vesak và Tiểu ban hội chợ quốc tế Vesak 2025 đã trình bày chi tiết kế hoạch cũng như các phương án tổ chức hiệu quả và ấn tượng cho các hoạt động lần này. Theo đó, rất nhiều hạng mục đặc biệt dự định sẽ được triển khai nhằm dấu ấn đánh dấu ý nghĩa của sự kiện lần này như:

  • Thả Đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới 500m2
  • Thực hiện khinh khí cầu Đức Phật thành đạo cao 25m
  • Thực hiện Quả cầu biểu tượng quốc tế trang trí cho đêm hoa đăng cầu nguyện cho hòa bình thế giới
  • Bảo hiểm toàn bộ cho các hoạt động của Đại lễ
  • Câu đối đặc biệt chào mừng đoàn các nước
  • Bánh tết chay nặng khoảng 5 tấn
  • Lệ hội chay quốc tế Vesak 2025
  • Trình diễn ánh sáng Drone Light
  • Các thành viên phát biểu về một số nội dung chính cần được đưa ra thảo luận, đồng thời chọn phương án phù hợp để lên kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện một cách hiệu quả và trang nghiêm tại sự kiện Vesak 2025. Bên cạnh đó, hai ban cũng sẽ chủ động phối hợp với các tiểu ban khác của ban tổ chức để có phương án chi tiết, cụ thể hơn trong thời gian tới.

Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam không chỉ là sự kiện ngoại giao quan trọng mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Là một trong những sự kiện văn hóa quốc tế quan trọng được Liên hợp quốc công nhận, nhằm tôn vinh các giá trị nhân văn và hòa bình toàn cầu. Chủ đề chính của Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 là “Hòa hợp và bao hàm vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Đại lễ sẽ chào đón đại biểu từ 80 quốc gia cùng hơn 10.000 Phật tử tham dự từ ngày 6 đến ngày 8/5/2025.

Trước đó, Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam từng lập nhiều kỷ lục là lễ hội thắp đèn hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới có số lượng người tham gia đông nhất; số lượng người tham gia lễ tắm Phật đông nhất (khoảng 50.000 người). Vì vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ vận dụng kinh nghiệm tổ chức 3 lần trước để nâng cao chất lượng của đại lễ lần này với sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các tiểu ban chuyên trách.

Bảo Ngọc SG