Bệnh lao màng bụng cũng có cùng nguyên nhân gây bệnh với các thể lao khác, đó là do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là bệnh thứ phát từ một ổ lao trước đó.Lao màng bụng không chừa lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhất là những người ở độ tuổi dưới 40, phổ biến nhất là từ 20 – 30 tuổi.
Ở giai đoạn đầu, lao màng bụng rất khó phát hiện vì có ít triệu chứng, sang giai đoạn sau bệnh lây lan và làm tổn thương đến các bộ phận khác của cơ thể nên có những biểu hiện rõ ràng hơn. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lao màng bụng chủ yếu vẫn là do vi khuẩn lao người Mycobacterium tuberculosis. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp người mắc lao màng bụng là do vi khuẩn lao từ động vật như lao bò.
Đối tượng nguy cơ bệnh Lao màng bụng
- Tỷ lệ phụ nữ mắc lao màng bụng thường cao hơn ở nam giới;
- Những người bị hội chứng suy giảm miễn dịch;
- Đối tượng nghiện rượu nặng và lạm dụng các chất kích thích;
- Người lao động quá sức. Làm việc, sinh hoạt ở nơi thiếu vệ sinh;
- Những người bị suy dinh dưỡng, ăn kiêng quá độ dẫn tới thiếu đạm và vitamin cần thiết.
Các biến chứng bệnh Lao màng bụng
Các biến chứng bệnh nhân có thể phải đối mặt khi mắc lao màng bụng bao gồm:
- Tắc ruột;
- Lao ruột;
- Lao màng tim;
- Viêm gan nhiễm độc do thuốc;
- Lao tiến triển lây lan sang các cơ quan khác.
Những biến chứng điển hình kể trên là do bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào của cơ thể, cần tiến hành khám chữa ngay để không để lại di chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như đe dọa tới tính mạng.
Đường lây truyền của bệnh
Có 3 cách vi khuẩn lao lây lan đến màng bụng đó là:
- Đường máu: Đây là đường lan truyền chủ yếu của vi khuẩn do mạch máu có mặt tại khắp nơi trong cơ thể nên rất thuận tiện cho vi khuẩn lao lựa chọn làm con đường lây bệnh chính;
- Đường bạch huyết: Từ các tổn thương tại ruột và hạch mạc treo, men theo hệ thống đường huyết, “sát thủ” lao tìm đến màng bụng. Không chỉ có vậy, kể cả từ ổ lao ở màng phổi chúng cũng có thể tấn công vào màng bụng do hệ thống bạch huyết của hai cơ quan ngày lưu thông với nhau qua cơ hoành;
- Đường lây truyền trực tiếp: Vi khuẩn lao còn có thể xâm nhập vào màng bụng từ các tổn thương tiến triển ở những vị trí khác như ruột ở đường tiêu hoá; buồng trứng, vòi trứng, tử cung,… ở đường sinh dục.
Phòng ngừa bệnh Lao màng bụng
Cần phối hợp các phương pháp sau đây để ngăn ngừa bệnh lao màng bụng:
- Không uống đồ có cồn như rượu, bia; không sử dụng chất kích thích và từ bỏ thuốc lá;
- Tránh làm việc quá sức;
- Tạo dựng thói quen tập thể dục – thể thao thường xuyên kết hợp với thực đơn dinh dưỡng hàng ngày hợp lý để củng cố hàng rào hệ thống miễn dịch vững chắc hơn, có sức mạnh bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn xâm nhập;
- Không làm việc ở những môi trường ô nhiễm, thiếu vệ sinh. Trong trường hợp bắt buộc phải làm thì cần có biện pháp bảo hộ lao động xong cần tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Bảo Ngọc SG