Nhiều Câu Hỏi Được Đặt Ra Tại Sự Kiện Lễ Hội Nông Sản

 Nhằm hỗ trợ cho các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung Ương chỉ đạo Cơ quan Văn phòng Bộ tại Tp. Hồ Chí Minh; Trung Tâm Dịch Vụ Thương Mại Nông Nghiệp và Công ty TNHH SX  Quốc Tế Bảo Ngọc Sài Gòn tổ chức buổi họp báo chuỗi sự kiện “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP.HCM”, sự kiện đầu tiên với chủ đề “Lễ hội nông sản”  – lần thứ nhất sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 20 đến 22/12/2024, tại Trụ sở Văn Phòng Liên Cơ Quan Bộ NN& PTNT. Số 12 Phùng Khắc Khoan, Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM.

Sự kiện lần này quy tụ hơn 70 gian hàng đến từ các tỉnh Phiá Nam và một số đến từ các tỉnh phía Bác, sẽ giúp cho khách tham quan có cơ hội được tiếp cận trực tiếp với các sản phẩm nông sản địa phương từ khắp mọi miền đất nước. Trong đó có nhiều sản phẩm dường như dần trở nên mai một, thất truyền.

Từ trái qua: Ông Đỗ Văn Tiến, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ thương mại nông nghiệp; Ông Lê Viết Bình, Phó Chánh Văn Phòng Bộ, Trưởng cơ quan đại diện Bộ NN&PT NT; Bà Nguyễn Thị Kim Dung, GĐ Công ty Bảo Ngọc Sài Gòn

Cũng tại buổi họp báo, rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho ban tổ chức. Đây cũng chính là thắc mắc mà nhiều người dân và các đơn vị tham gia các sự kiện thời gian gần đây đang rất quan tâm. Và cũng là một thử thách rất lớn cho các đơn vị tổ chức hiện nay, nhất là trong tình hình kinh tế có nhiều khó khăn diễn ra trên khắp toàn cầu. Hỏi về vấn đề này, nhà báo Hà Dũng thắc mắc: “Gần đây các sự kiện diễn ra rất nhiêu, đặc biệt là các sự kiện về sản phẩm OCOP, ban tổ chức tạo ra sân chơi để mọi người tập trung về giới thiệu, kinh doanh sản phẩm, nhưng lượng người tham quan mua sắm lại rất ít nên hiệu quả chưa cao”.

Trả lời cho câu hỏi này, Bà Nguyễn Thị Kim Dung – GĐ Công ty Bảo Ngọc Sài Gòn, đại diện đơn vị thực hiện cho biết: “Với mong muốn tạo ra sân chơi cho các đơn vị về quảng bá kinh doanh; Hỗ trợ người dân tiếp cận trực tiếp với các sản phẩm; Gíup các đơn vị pahan phối tiếp cận trực tiếp với các nhà cung ứng, chúng tôi đã chuẩn bị trong một thời gian dài xây dựng các hạng mục, để tập hợp ráp lại với nhau. Vì thế, sự kiện lần này sẽ có rất nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên, mục tiêu trọng tâm vẫn là đưa khách hàng tới với nhà sản xuất. Cụ thể, tại sự kiện này, bên cạnh việc tổ chức không gian để cho các đơn vị tham gia trưng bày, quảng bá, kinh doanh các sản phẩm nông sản OCOP, thì Ban tổ chức đã có rất nhiều hoạt động hỗ trợ các đơn vị như: Tổ chức “Mua mở hàng lấy vía” cho tất cả các đơn vị ngay buổi khai mạc; Tổ chức livestream bán hàng xuyên suốt 3 ngày từ 09 giờ sáng đến 21 giờ tối; Tổ chức các đoàn tham quan, mua sắm từ người dân, tổ chức hội nhóm; Xây dựng không gian tại sân khấu chính để các đơn vị tham gia tọa đàm, kết nối, giới thiệu sản phẩm; Liên kết với các đơn vị kinh doanh về ẩm thực để cho ra đời nhiều công thức món ăn mới lạ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của nhiều người; Kết nối các nhà phân phối, đại lý, cửa hàng, siêu thị trong và ngoài nước để phân phối hàng hóa; Tổ chức các chương trình ca nhạc, xiếc, ảo thuật phục vụ người lớn và trẻ em; Thực hiện chương trình giảm giá 50% cho tất cả người dân khi tham quan, check in, mua sắm tại sự kiện; Ký kết hợp tác phân phối sản phẩm giữa các nhà cung ứng và đơn vị phân phối; Hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn bằng chương trình trao quà, học bổng mang têm “An sinh xã hội – Kiến tạo tương lai””.

                                  Nhà báo Hà Dũng đặt câu hỏi dành cho Ban tổ chức tại sự kiện

Với tiêu chí hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, sự kiên “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP.HCM”, sự kiện đầu tiên với chủ đề “Lễ hội nông sản”  – lần thứ nhất các gian hàng tham gia hoàn toàn miễn phí. Đặt câu hỏi về điều kiện để được tham gia tại sự kiện, nhà báo Ngọc Thanh nói: “Những tiêu chí dành cho các đơn vị khi đăng ký tham gia sự kiện lần này là gi? Và có phải tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP đều được tham gia miễn phí hay không? Việc bố trí các gian hàng được thực hiện như thế nào? Ngoài các đơn vị OCOP thì ban tổ chức có dành chỗ cho các đơn vị thương mại hay không?

Trả lời cho câu hỏi này, Ông Đỗ Văn Tiến, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ thương mại nông nghiệp cho biết: “Điều kiện để các đơn vị tham gia gian hàng trong sự kiện lần này là các sản phẩm đều phải đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao, có giấy chứng nhận, và đặc biệt phải là sản phẩm tiêu biểu của địa phương, của vùng miền. Chúng tôi sẽ bố trí các gian hàng theo nhóm từng tỉnh, và nhóm đại diện cho từng địa phương để tránh trùng lặp các sản phẩm. Ngoài các đơn vị OCOP, chúng tôi sẽ dành thêm các khu cho gian hàng thương mại, ẩm thực, nhằm tạo nên sự đa dạng về sản phẩm tại sự kiện”.

                                   Ông Đỗ Văn Tiến, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ thương mại nông nghiệp

Nhà báo Tiểu Vũ đặt câu hỏi: “Tại các sự kiện luôn có những gian hàng ẩm thực, và thời gian gần đây hầu như sự kiện nào cũng diễn ra tình trạng các gian hàng bán xiên que, cá viên chiên quá nhiều, làm giảm đi giá trị của sự kiện, vậy tại sự kiện này, liệu có hay không các tình trạng này, và các món ăn có mặt tại sự kiện có đúng với tên gọi “Lễ hội nông sản” hay không?”

Trả lời cho câu hỏi này, Bà Nguyễn Thị Kim Dung cho biết: “Khu vực ẩm thực chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu các món ăn vùng miền, các món ăn được chế biến từ các loại đặc sản, nông sản vùng miền, nghiêm cấm các sản phẩm như cá viên chiên, xiên que… Và các món ăn sẽ được chia thành các phần nhỏ, được đựng trong chén dĩa làm từ mo cau, để mọi người có thể được thưởng thức nhiều món khác nhau. Và theo quy định, các món ăn này đều là những món được chế biến sẵn, hạn chế tối đa việc nấu nướng tại khuôn viên lễ hội. Và thực khách sau khi sử dụng sẽ được giới thiệu đến gian hàng bán các loại thực phẩm đó, để mua về chế biến”.

Nhà báo Tiểu Vũ đặt câu hỏi cho Ban tổ chức tại sự kiện

Một hoạt động được mọi người quan tâm chính là “ Ban tổ chức có nhắc tới việc hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Vậy hỗ trợ như thế nào? Hình thức ra sao?”,  nhà báo Thiên Hương đặt câu hỏi. Về vấn đề này, ban tổ chức cũng đã làm việc với các ngân hàng, tổ chức tín dụng nhằm đưa ra các gói hỗ trợ vay vốn dành cho các cá nhân, doanh nghiệp với mức lãi suất vô cùng ưu đãi. Đồng thời, ban tổ chức cũng sẽ hỗ trợ tìm hiểu thêm các nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nhà báo Thiên Hương

Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; Là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó, nhà nước giữ vai trò kiến tạo, ban hành cơ chế, chính sách thực hiện định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, tạo ra các vùng nguyên liệu để sản xuất hàng hoá, phát triển dịch vụ; Tăng cường quản lý và giám sát tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm; Hỗ trợ: Đào tạo, tiếp cận nguồn vốn; Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP; Hỗ trợ các tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa). Giúp người dân được tiếp cận với các sản phẩm OCOP tiêu biểu, nhằm kích cầu tiêu dùng, hưởng ứng truyền thống “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”; Quảng bá các sản phẩm OCOP tại các địa phương, các làng nghề đang dần mai một.

Ngoài việc  tổ chức không gian quảng bá, kết nối cho các doanh nghiệp, ban tổ chức cũng đã làm việc với các đối tác trong và ngoài nước từ trước. Hiện tại một vài đơn vị đang hoàn thiện tiến độ hợp tác, để tới ngày bế mạc sự kiện, sẽ chính thức công bố một số những kết nối thành công mà sự kiện mang lại. Đây được xem là bước chuẩn bị chu đáo, bài bản từ ban tổ chức, nhằm mang lại giá trị cao nhất cho các doanh nghiệp tham gia.

Bảo Ngọc SG