Trẻ Dưới 3 Tuổi Nên Hạn Chế Sử Dụng Những Thực Phẩm Nào?

Thực phẩm giàu chất béo và đường

Con bạn cần nhiều calo để luôn dồi dào năng lượng, nhưng các loại thức ăn như bánh ngọt, bánh quy hay kem không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bé sẽ có nguy cơ béo phì nếu ăn nhiều. Bạn chỉ nên cho bé ăn chút ít hoặc cố gắng thay thế bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn.

Kẹo và sô cô la

Đây là món ăn khoái khẩu của trẻ, nhưng bạn không nên cho bé ăn mỗi ngày. Các loại thực phẩm này chứa nhiều đường và mang lại rất ít lợi ích cho cơ thể, thậm chí có thể làm bé chán ăn. Chúng cũng có thể làm hư răng của trẻ nữa đấy nhé.

Thức ăn mặn

Con bạn không cần nhiều hơn 2 g muối một ngày. Chuyện này khá khó kiểm soát vì một số loại thực phẩm tự nhiên đã có chứa muối. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn để tránh cho trẻ hấp thụ quá nhiều muối:

  • Cho bé ăn khoai tây chiên giòn và đồ ăn nhẹ có vị mặn chỉ một lần một tuần. Một gói khoai tây chiên giòn là quá nhiều nên bạn chỉ cho bé ăn chút ít mỗi lần thôi nhé.
  • Cố gắng không nêm muối vào thức ăn của trẻ bằng cách sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để thay thế nhé. Nếu bạn và các thành viên khác trong gia đình muốn thêm gia vị, thì hãy tách biệt với đồ ăn của trẻ.
  • Hạn chế cho bé ăn đồ ăn sẵn. Những thực phẩm này thường chứa rất nhiều muối. Nếu bạn cho bé ăn đồ ăn sẵn hãy cho bé ăn 1 lượng ít thôi và ăn kèm thêm với nhiều rau nhé.

Cá có nhiều dầu

Dầu cá là một nguồn chất béo omega-3, vitamin, và khoáng chất tuyệt vời. Cá hồi, cá thu và cá ngừ tươi là các loại cá có chứa nhiều chất béo. Dù vậy, bạn không cần cho bé ăn thường xuyên. Nguyên nhân là do trong dầu cá có chứa một lượng nhỏ các chất độc có thể tích tụ theo thời gian. Một tuần cho bé ăn từ 1 đến 2 bữa cá có dầu là hợp lí nhé.

Dù vậy bạn lại không phải kiêng hầu hết các loại cá trắng cho bé. Bạn có thể cho bé ăn các loại cá như cá tuyết chấm đen, cá chim và cá đuối nếu bé thích ăn. Tuy nhiên, một số loài cá trắng chứa hàm lượng tương tự các độc tố như đối với các loại cá chứa dầu, vì vậy bạn không nên cho bé ăn quá 4 lần 1 tuần các loại:

  • cá tráp biển;
  • cá bass;
  • cá hồi đá;
  • cá bơn turbot;
  • cá bơn.

Trẻ em dưới 16 nên tránh ăn cá mập, cá kiếm và cá marlin do chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn các loại cá khác, cản trở sự phát triển cơ thể của trẻ.

Đậu phộng

Nếu bé bị suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm, bạn nên đưa bé đi khám trước khi cho bé ăn thức ăn có chứa đậu phộng. Nếu các thành viên khác trong gia đình bị dị ứng thì cũng vậy nhé. Bằng cách này bạn có thể giúp ngăn chặn một số phản ứng dị ứng mà bé có thể mắc phải. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn nhiều hơn.

Liệu bé cần bổ sung vitamin?

Trẻ em từ sáu tháng tuổi đến năm năm tuổi nên uống bổ sung vitamin A, C và D. Các vitamin này giúp ngăn ngừa bệnh còi xương, và thúc đẩy cơ thể bé phát triển khoẻ mạnh.

Một số trường hợp cần đặc biệt bổ sung vitamin cho trẻ từ 1 tới 3 tuổi:

  • Trẻ biếng ăn;
  • Trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
  • Trẻ có làn da sẫm màu.

Trương Tử Vy – BNSG