Hàm Danh dự ở các nước Phương Tây và Việt Nam, hiểu thế nào cho đúng?

Thời gian gần đây, dư luận đang đặt nhiều quan tâm về việc phong hàm danh dự của các cơ sở giáo dục, tổ chức nước ngoài phong tặng cho những cá nhân tiêu biểu ở Việt Nam. Xung quanh vấn đề này có khá nhiều ý kiến trái chiều. Vậy chúng ta, nên hiểu hàm danh dự như thế nào cho đúng?

Từ trước đến nay, Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của đội ngũ trí thức, những giáo sư, tiến sỹ. Họ là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Vậy Tiến sĩ và Tiến sĩ danh dự khác nhau như thế nào?

Tiến sĩ là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học. Để đạt được học vị này, bạn cần phải hoàn thành khóa học sau đại học chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu của mình, thường kéo dài từ 3 đến 5 năm. Trong suốt khóa học này, người học sẽ phải tập trung vào nghiên cứu độc lập và tiến hành thực hiện một dự án nghiên cứu chính thức của riêng mình

Tiến sĩ danh dự dành cho những người có đóng góp nhiều mặt cho cộng đồng xã hội trên những phương diện về học thuật, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục , khoa học…. và phù hợp với các tiêu chí của một trường đại học nhưng không qua chương trình đào tạo tiến sĩ của trường đó điều này rất phổ biển ở các nước Phương Tây.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn trong bài “Hệ thống học vị và học hàm khoa học ở vài nước Tây phương” đã nêu khá đầy đủ về vấn đề học hàm, học vị đặc biệt là học vị danh dự. Giáo sư Tuấn cho rằng: Hầu như tất cả các trường đại học ở các nước Tây phương đều có những chiến lược để giới thiệu danh tiếng của trường mình với thế giới bên ngoài.

Để đạt được mục tiêu này, các trường đại học thường dùng chính sách cấp học hàm giáo sư danh dự, học vị tiến sỹ danh dự cho những nhân vật quan trọng trong cộng đồng không chỉ ở nước sở tại mà còn ở các quốc gia khác.

Người được trao tặng không nhất thiết phải là cựu sinh viên của trường, cũng không cần phải trải qua quá trình học tập tại trường mà có thể là một nhà hoạt động chính trị, nhà hoạt động xã hội, một nghệ sĩ, nhà báo, công chức có tiếng tăm.

Ở Úc, cựu Thủ tướng Paul J. Keating, người có trình độ học vấn cấp phổ thông trung học, sau khi rời chính trường đã được Trường Đại học New South Wales trao tặng học hàm “Giáo sư danh dự”, để ghi nhận đóng góp của ông trong nỗ lực đem tên tuổi nước Úc vào thị trường Á châu. Ở Mỹ, Đại học Harvard đã trao cho Bill Gates tấm bằng Tiến sỹ Luật danh dự dù ông chưa qua Đại học.

Bill Gates nhận tấm bằng Tiến sỹ Luật danh dự dù ông chưa qua Đại học (ảnh: Internet)

Tại Việt Nam, nhiều cơ sở giáo dục cũng đã trao bằng “danh dự” cho các cá nhân xuất sắc ở nước ngoài. Tiêu biểu như Trường Đại học Y Hà Nội đã trao bằng Giáo sư Danh dự cho GS Thạch Nguyễn – một trong những tài năng của nền Tim mạch; hay ông Utsuda Shoei – Chủ tịch Tập đoàn Mitsui Bussan đã được Trường Đại học Quốc gia Hà Nội trao danh hiệu Giáo sư Danh dự năm 2013.

Như vậy, có thể nói, việc phong tặng học hàm, học vị danh dự là một trong những hoạt động có tính chất ngoại giao, hữu nghị và nhân văn cao đẹp đã được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN đã tổ chức Lễ trao bằng Tiến sĩ danh dự cho GS. Yasuaki Maeda – nhà khoa học đầu nghành trong lĩnh vực Hóa môi trường và Hóa học sóng siêu âm (ảnh nguồn: https://vnu.edu.vn/)

Với vai trò là tổ chức kết nối, liên kết, hợp tác thương hiệu trên toàn cầu (GTTCI), trong những năm qua Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu Ấn Độ đã kết nối với các tổ chức giáo dục của nhiều quốc gia để làm cầu nối giới thiệu đề cử hồ sơ cấp bằng danh dự.

Được bổ nhiệm và ủy quyền Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu Ấn Độ, văn phòng đại diện tại Việt Nam (GTTCI VN) trong năm 2023 và đầu năm 2024 đã tham gia thực hiện một số Diễn đàn Khoa học Kinh tế toàn Cầu. Trong khuôn khổ Diễn đàn, GTTCI VN đã tư vấn giới thiệu những cá nhân có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước gửi đến Uỷ ban Danh dự Hội đồng một số trường Đại học quốc tế trong đó có Trường Đại học Apollos….

Các cá nhân được phong tặng phải đáp ứng một trong những điều kiện của Nhà trường dưới đây: Thứ nhất, các cá nhân được Uỷ ban cấp bằng danh dự phê duyệt là những cá nhân có thành tích nổi bật trong nghiên cứu, chuyên môn có liên quan đến Trường và cộng đồng xã hội; Thứ hai là các doanh nhân, các cá nhân có thành tích nổi bật trong kinh doanh và hoạt động cộng đồng; Thứ ba là các cá nhân có đóng góp lớn đối với cộng đồng xã hội, bao gồm cả những người thuộc hai tiêu chí trên.

Các ứng viên cho bằng Danh dự có thể được đề cử bởi các tổ chức trong nước và quốc tế, là các chủ tịch hội đồng quản trị, quản lý cấp cao, giám đốc. Hồ sơ của người đề cử bao gồm thư đề cử, sơ yếu lý lịch, nền tảng giáo dục, các chứng chỉ, bằng khen đi kèm, thành tựu nghề nghiệp, đóng góp cho cộng đồng, đóng góp tài trợ vào các chường trình giáo dục hoặc quỹ khuyến học khuyến tài của trường.”

GTTCI đang thực hiện đúng vai trò là cầu nối liên kết, xúc tiến hợp tác, quảng bá của mình trong việc tổ chức các Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu đề cử giới thiệu trường Đại học phong tặng hàm danh dự. Hoạt động này góp phần nâng cao tình hữu nghị đối ngoại nhân dân giữa các quốc gia; động viên khích lệ những cá nhân ưu tú, để họ tiếp tục cống hiến, sáng tạo trí tuệ đóng góp nhiều hơn cho quê hương đất nước và cộng đồng …

HỘI ĐỒNG THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHỆ TOÀN CẦU TẠI VIỆT NAM – GTTCI VN

Địa chỉ: Tầng 5 tòa tháp VCCI, số 09 Đào Duy Anh, Hà Nội

Điện thoại: 024 3204 8899

Email: gttcindiavietnam@gmail.com

Website: gttcindia.com